Ninh Thuận là nơi nổi tiếng với tháp Chàm (một cách gọi khác của tháp Chăm Pa) nhưng Huế mới là nơi có một tháp Chàm xác lập kỷ lục. Tháp Phú Diên ở Huế đã được công nhận là “Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam” và “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới” vào tháng 6 năm ngoái.
Tháp Phú Diên nằm ở thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháp được phát hiện bởi những người khai thác quặng ti-tan vào năm 2001 rồi sau đó được chính quyền cho khai quật và bảo tồn. Khi đó, công trình này bị vùi sâu dưới lòng cát từ 5 đến 7 mét và chỉ cách mép biển khoảng 100 mét. Ngay bên cạnh tháp Phú Diên còn là một nền móng tháp khác đã bị hư hại cùng một bệ thờ hình khối hộp. Việc một công trình xây dựng có thể tồn tại cả nghìn năm là điều phi thường. Theo một số nhà khoa học, người Chăm Pa sử dụng kỹ thuật xây dựng vô cùng đặc biệt, không có mạch kết dính.
Nhắc đến sự bền bỉ qua thời gian, lại nhớ đến chiếc Volvo P1800 từng nhiều lần được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là chiếc xe đi nhiều nhất thế giới với 5 triệu km. Tất cả sự bền bỉ đó đều xuất phát từ chất lượng sản xuất, công nghệ và cả sự chăm sóc bảo dưỡng trong suốt thời gian sử dụng.
Trước khi lên đường từ Quảng Bình tới Huế, Volvo XC60 Recharge được cắm sạc đầy 100% pin. Việc sạc chiếc XC60 rất đơn giản với bộ sạc đi kèm xe và nguồn điện gia đình thông thường. Kết quả là chiếc XC60 Recharge có thể chạy điện hoàn toàn như xe điện với quãng đường lên tới 85,4 km, tức là cao hơn cả con số mà được công bố là 81km. Do là ngày nghỉ nên đường tới Huế có những đoạn ùn ứ, vào trong thành phố còn gặp cả tắc đường. Nếu như chỉ đi đường quốc lộ thoáng, quãng đường di chuyển thực tế có lẽ sẽ xa hơn nữa.